Kiến Thức Đá Quý

Cho dù đó là câu chuyện câu chuyện về những vua chúa, nữ hoàng, những nhà thám hiểm, hay những chiến binh, những câu chuyện hay nhất luôn là về các kho báu. Từ những con tàu cướp biển bị đánh chìm đến viên kim cương ma thuật hay những thành phố vàng chìm sâu trong quên lãng, sự lấp lánh bí ẩn của các kho báu ấy có khả năng kỳ lạ để mang lại những điều tốt đẹp hoặc tồi tệ nhất. Những nền văn hóa đầu tiên của nhân loại đã tìm ra và tôn thờ những viên ngọc quý, và mãi cho đến tận bây giờ sau khi những niềm tin thần bí vào sức mạnh siêu nhiên của đá quý đã phai nhạt đi rất nhiều, người ta vẫn sẵn sàng trả hàng chục, hàng trăm ngàn Đô La cho một viên đá đặc biệt.

Nhưng mà tại sao đá quý lại “quý”? Bản chất của nó, thật sự chỉ là một viên đá mà thôi…

Có lẽ vì bản chất của con người là khao khát, thèm muốn. Vậy cái gì tạo nên sự thèm muốn đó? Một màu sắc sặc sỡ? Những tia sáng lấp lánh? Hay sự khao khát sỡ hữu một thứ độc nhất? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau.

Loạt bài viết 12 phần này sẽ giới thiệu cho các bạn những kiến thức rất cơ bản về đá quý, tuy trong đó sẽ không còn những câu chuyện thần thoại, những sức mạnh tâm linh tinh thần của đá quý và các khoáng chất tạo ra chúng. Nhưng loạt bài viết này sẽ đưa các bạn tiếp cận một cách khoa học các khái niệm về khoáng chất, sự hình thành, đá quý và các tính chất vật lí của chúng, các phương pháp gia công và xử lí đá quý,… Để các bạn có cái nhìn trung lập và khách quan nhất về những sản phẩm tuyệt vời mà tự nhiên ban tặng này.

Báu vật địa cầu

Từ ngàn năm ngay, nhân loại đã sử dụng những kim loại quý và những viên học tuyệt sắc để trang trí và trao đổi thương mại. Phần lớn chúng bắt nguồn là những tinh thể khoáng chất hình thành do sự thay đổi địa lý hàng thiên niên kỉ. Những tinh thể này sau đó sẽ được khai thác, mài cắt và vát cạnh, cuối cùng sẽ được đánh bóng để sử dụng làm trang sức hoặc những vật trang trí…

Đá quý trong lòng đất

Đâu là nguồn gốc của đá và khoáng chất? Ngọc trong tự nhiên được hình thành như thế nào? Thế nào là một vật chất quý hiếm, như đá quý (khoáng chất), vàng (nguyên tố bản địa) hay ngọc trai (hữa cơ)…

Tìm hiểu thêm

Khoáng chất là gì?

Khoáng chất là những chất tạo nên đá Trái đất. Mỗi loại có thành phần hóa học độc đáo riêng và cấu trúc nguyên tử bên trong. Vì vậy, một khoáng chất được xác định bởi các nguyên tố hóa học và cấu trúc nguyên tử của sự kết tinh của nó. Có khoảng 100 loại khoáng chất được coi là phổ biến, trong số hơn 5.100 khoáng chất được biết đến…

Tìm hiểu thêm →

Tính chất vật lí

Khoáng chất được xác định bởi các nguyên tố hóa học và cấu trúc nguyên tử của sự kết tinh của nó. Nhưng điều mà biểu lộ sự khác biệt ấy và tạo nên vẻ đẹp riêng, giá trị riêng của mỗi loại đá quý là những tính chất vật lí đặc trưng của loại đá ấy…

Tìm hiểu thêm →

Hệ thống tinh thể và dạng tinh thể

Một tinh thể là một chất rắn trong đó các nguyên tử thành phần được sắp xếp theo một hình mẫu ba chiều cụ thể, lặp đi lặp lại. Khi các hình mẫu bên trong này tạo ra một loạt các mặt phẳng, các bề mặt phẳng bên ngoài sẽ được sắp xếp theo dạng hình học, điều này tạo thành một tinh thể. Các nhà khoáng vật học và nhà tinh thể học có một bộ tiêu chí phức tạp để xác định khoáng sản nào thuộc hệ tinh thể nào…

Tìm hiểu thêm →

Đá quý là gì?

Đá quý thường được định nghĩa là bất kỳ khoáng chất nào được đánh giá cao về vẻ đẹp, độ bền và độ hiếm của nó; được sử dụng để tô điểm vẻ đẹp cá nhân; và đã được cải thiện theo cách nào đó bằng cách thay đổi hình dạng của nó – thường bằng cách cắt và đánh bóng…

Tìm hiểu thêm →

Giá trị của đá quý

Cho dù chúng là mẫu vật có thể sưu tập, được sử dụng trong đồ trang sức hàng ngày hoặc được kết hợp vào các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, đá quý được xem là vật thể có thứ bậc giá trị cao trong nhiều – nếu không phải là hầu hết các nền văn hóa. Có thể lập luận rằng giá trị của chúng là hoàn toàn do con người tạo ra, nhưng sự thật là đá quý thể hiện đỉnh cao của chất lượng vật liệu, vẻ đẹp hình ảnh của thiên nhiên kết hợp với sự khéo léo tinh xảo của con người…

Tìm hiểu thêm →

Vẻ đẹp bên ngoài

Cách mà một viên đá quý tương tác với ánh sáng là phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của nó. Ánh sáng là nguồn gốc của vẻ đẹp, màu sắc và sự lấp lánh của đá quý; nó cũng là một công cụ hữu ích để xác định đá quý, vì mỗi viên đá có tập hợp các thuộc tính quang học riêng…

Tìm hiểu thêm →

Đá quý đến từ đâu?

Đá quý được tìm thấy khắp nơi trên toàn thế giới, nhưng ở một số khu vực có nguồn đá quý phong phú đặc biệt: Myanmar đóng góp một lượng lớn nguồn cung ruby ​​thế giới; Úc trước đây thống trị thị trường opal quý giá, mặc dù hiện tại Ethiopia cũng đang sản xuất số lượng lớn. Khối lượng ngọc lục bảo cao nhất đến từ Colombia, trong khi Madagascar là nơi có nhiều ngọc bích nhất. Nguồn cung kim cương được dẫn đầu bởi Botswana trong những năm gần đây, mặc dù một số lượng lớn cũng đến từ Nga và Canada…

Tìm hiểu thêm →

Định giá đá quý

Việc phân loại và đánh giá đá quý có thể bắt đầu ngay cả trước khi chúng được mang lên khỏi mặt đất. Nhưng cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ những gì được khai thác được, và sau khi trải qua quá trình sang lọc, thực sự biểu lộ chất lượng của của một viên đá quý…

Tìm hiểu thêm →

Mài cắt đá quý

Đá được mài cắt để làm tăng vẻ đẹp và giá trị của chúng. Một viên đá quý đã hoàn thành có thể gấp nhiều lần giá trị thô và cũng dễ bán hơn rất nhiều…

Tìm hiểu thêm →

Xử lí đá quý

Nhiều loại đá quý trải qua quá trình xử lý để tăng cường các đặc tính tự nhiên của chúng bên cạnh các quy trình cắt và đánh bóng tiêu chuẩn mà một người thợ mài sẽ thực hiện…

Tìm hiểu thêm →