Trò lừa đảo đá quý này phổ biến rộng rãi ở Jaipur và Agra, và bây giờ cũng có mặt ở Goa.
Lừa đảo đá quý khét tiếng ở Ấn Độ không may là một trong những trò lừa đảo phổ biến nhất ở Ấn Độ (cũng như các khu vực khác của châu Á, chẳng hạn như Thái Lan). Vụ lừa đảo đang lan rộng ở Jaipur và Agra. Và đôi khi cũng xuất hiện ở Rishikesh. Bây giờ, nó đã trở nên thịnh hành ở Goa.
Điều đặc biệt gây sốc là làm thế nào khách du lịch Ấn Độ dễ dàng rơi vào trò lừa đảo đá quý này – ngay cả những người có học thức và thông minh nhất đôi khi cũng không tránh khỏi việc bị lừa.
Lừa đảo đá quý là gì?
Có rất nhiều biến thể của trò lừa đảo đá quý khéo léo và công phu; đến nỗi tất cả được thiết lập một cách hoàn hảo ;để tạo nên sức thuyết phục nhất có thể. Tuy nhiên, bản chất của vụ lừa đảo này liên quan đến một người có “doanh nghiệp xuất khẩu trang sức” ;và muốn tiết kiệm tiền để khỏi trả thuế xuất khẩu từ Ấn Độ. Họ yêu cầu khách du lịch Ấn Độ sử dụng trợ cấp miễn thuế và gửi đá quý giùm họ. Và, tất nhiên, họ nói với khách du lịch rằng họ sẽ được trả một khoản tiền rất “hời” nếu làm điều này. Khách du lịch không phải bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào. Nghe hấp dẫn đấy nhỉ?
Hơn nữa, nhiều du khách cảm thấy rằng; bản thân mình nên hỗ trợ doanh nhân Ấn Độ vì họ thân thiện quá; tốt bụng quá và đối xử với du khách rất tốt. Đây, chính vì “sự yếu mềm” này đã khiến bạn rơi vào bẫy rập của họ.
Các bạn à, đây là câu chuyện tôi đã đọc được trên 1 bài báo và hoàn toàn có thật; thế nên tôi muốn mọi người hãy đọc thật kĩ nó; và cảnh giác nếu đang có ý định du lịch Ấn Độ.
Lừa đảo đá quý đang trở nên rất thịnh hành ở Ấn Độ và ngày càng lan rộng với nhiều biến thể khác nhau
Một ví dụ thực tế về trò lừa đảo đá quý ở Goa.
Đây là một ví dụ về lừa đảo đá quý trong thực tế. Vâng, chính xác là một sự cố có thật, xảy ra với một phụ nữ châu Âu. Khi đi nghỉ ở Goa, người phụ nữ đã được một doanh nhân Ấn Độ tiếp cận; anh ta đã yêu cầu cô “mua” đồ trang sức từ anh ta và gửi nó đến Úc; để anh ta có thể tiết kiệm được thuế xuất khẩu ở Ấn Độ. Anh ta nói với cô rằng cô không phải trả tiền cho các món đồ – chỉ cần gửi chúng đến Úc; (cô ấy sẽ đi du lịch tới Úc) và đưa chúng cho các đối tác của anh ta. Anh ta sẽ trả lại cho cô 24.000 euro.
Làm thế nào nó có thể xảy ra như vậy?
Đây là một vụ lừa đảo đá quý chuyên nghiệp và khá lắt léo. Doanh nhân đó nói với người phụ nữ rằng; cô có khả năng nhận được cuộc gọi từ Cục Hải quan ở Ấn Độ. Nhân viên Hải quan sẽ hỏi cô cách cô trả tiền cho các mặt hàng; nhưng tốt nhất là cô có thể chứng minh rằng giới hạn thẻ tín dụng của mình là đủ.
Y như rằng, cô nhận được một cuộc gọi từ “Cục Hải quan” sau đó 1 ngày. Tuy nhiên, “cảnh sát” cáo buộc cô ăn cắp đồ trang sức; và đe dọa sẽ bắt giữ cô nếu cô không thể đưa ra bằng chứng là đã thanh toán rồi. Khi cô nói với doanh nhân Ấn Độ về điều này; anh xác nhận rằng cô thực sự gặp rắc rối lớn ;và nên thực hiện thanh toán để tránh mọi vấn đề tiếp theo. Sau đó, anh ta sẽ trả lại tiền vào tài khoản của cô; sau khi cô giao đồ trang sức cho đối tác của anh ta ở Úc.
Vì vậy, cô đã chuyển 40.000 euro từ tài khoản ngân hàng của mình; để lấy đồ trang sức và thanh toán thêm 8.400 euro bằng thẻ tín dụng của mình để “bảo hiểm bưu kiện”.
Không cần phải nói, đồ trang sức (và cuộc trò chuyện với nhân viên hải quan) là giả; và cô ấy không bao giờ nhìn thấy tiền của mình nữa. Điều thực sự đáng kinh ngạc là số tiền mà người phụ nữ đã mất (gần 50.000 euro, tương đương gần 65.000 USD); và thực tế rằng cô là một chuyên gia thông minh, có thể nhìn thấy được nhiều nguy hiểm khác nhau nhưng vẫn rơi vào tình trạng bị lừa đảo.
Những gì đã xảy ra tiếp theo?
Sau khi trở về Goa, người phụ nữ may mắn có thể lấy lại phần lớn số tiền của mình; sau khi tố cáo với cảnh sát. Nếu bất cứ ai là nạn nhân của trò lừa đảo này; thì nên nói chuyện với một sĩ quan cảnh sát( ít nhất là 2 sao) ở Panjim (mặc dù cũng không có nhiều sĩ quan như vậy để kể họ nghe về vụ án). Cảnh sát Goa cũng có một trang web với các thông tin chi tiết liên lạc.
Thế nên, hãy cẩn thận với bất cứ ai cố gắng kết bạn với bạn; ở bất cứ nơi nào ở Ấn Độ.
Tốt hơn là hãy cẩn thận với bất cứ ai cố gắng tiếp cận bạn, chẳng ở đâu trên trời rớt xuống 1 món hời như vậy cả.
Một phụ nữ nước ngoài khác cũng đi du lịch Ấn Độ một mình đã có kinh nghiệm này với một kẻ lừa đảo; người đó đóng giả là một du khách khác; và kết bạn với cô ở Rishikesh.
Cô ấy đã kể rằng:
“Một số người đã cố gắng lừa đảo tôi cũng tương tự như vậy; nhưng anh chàng ‘kết bạn’ ban đầu tôi gặp ở Rishikesh; và anh ta đóng giả là một người bạn đồng hành. Anh ta là một người Ấn Độ, ban đầu từ Mumbai; nhưng anh ta nói với tôi rằng anh ta đã sống ở Thái Lan trong 5 năm qua; và đã ở Ấn Độ trong một tháng để hiểu nhiều hơn về đất nước của mình. Chúng tôi đã đi một tuyến đường tương tự và đã đồng ý đi du lịch cùng nhau; chúng tôi đã đi được một tuần. Anh ấy là một người bạn đồng hành nên tôi không nghi ngờ gì, và coi anh ấy là bạn.
Khi đến Jaipur, anh ta phải đi gặp ông chủ của mình; người đã lừa đảo tôi (tôi không quan tâm và từ chối lời đề nghị đưa đá quý đến Úc, điểm đến tiếp theo của tôi). Tuy nhiên, tôi khá hứng thú đến thuế xuất khẩu 200%; vì vậy tôi đã tìm hiểu nhiều trên mạng nhiều hơn để biết thực hư thế nào.
Tôi nghĩ rằng trò lừa đảo đá quý đang trở nên tinh vi hơn; khi họ đã thay đổi phương thức tiếp cận là dạng một người bạn đồng hành; thay vì ở dạng là người dân địa phương. Tôi không bao giờ nghĩ rằng đó là một trò lừa đảo; và hoàn toàn tin tưởng anh ấy vì anh ấy là ‘bạn của tôi’, điều đó có thể khiến tôi dễ bị lung lạc bởi lời đề nghị của anh ấy hơn”.
Bạn cũng cần lưu ý đến các tài xế lái xe; cũng ít nhiều làm việc với những kẻ lừa đảo đá quý, bằng cách đưa khách du lịch đến với họ. Tốt hơn hết là hãy từ chối bất kỳ lời mời đi uống bia; hoặc ăn tối sau khi tham quan một cách lịch sự nhất có thể.
Đừng cảm thấy tội lỗi vì không thân thiện.
Vì bạn là người nước ngoài ở Ấn Độ; thế nên rất dễ dàng rơi vào cái bẫy của cảm giác “mình phải thân thiện và tử tế với người dân địa phương”. Bởi suy cho cùng là bạn đang ở đất nước của họ. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo đá quý nhận thức được điều này; và sẽ sử dụng nó để làm bàn đạp cho phi vụ lừa đảo của mình.
Một ví dụ khác về lừa đảo đá quý cũng hay xảy ra. Nữ du khách nước ngoài đã được hai chàng trai Ấn Độ tiếp cận; khi đang một mình tại một khu chợ ở Goa. Họ bắt đầu một cuộc trò chuyện; và sau đó hỏi cô ấy tại sao người châu Âu lại không thân thiện với người Ấn Độ khi đến Ấn Độ. Điều này không chỉ khiến cô cảm thấy tồi tệ; cô còn quyết tâm cho họ thấy rằng không phải tất cả người phương Tây đều như vậy. Bất chấp tiếng chuông cảnh báo vang lên trong đầu về vụ lừa đảo; cô vẫn mua đá quý vì cô không muốn làm họ thất vọng.
Bài học ở đây là mặc dù bạn có thể rất muốn giúp đỡ mọi người ở Ấn Độ; nhưng tốt nhất nên tránh xa bất kỳ ai tiếp cận bạn; đặc biệt là với các giao dịch kinh doanh nghe có vẻ quá tốt; chẳng ở đâu trên trời rơi xuống cho bạn 1 món hời như thế cả!
Hãy lắng nghe bản năng của bạn trong khi giúp đỡ ai đó; đặc biệt là ở một đất nước như Ấn Độ. Nếu trái tim bạn nói không với một cái gì đó hoặc ai đó, hãy lắng nghe nó. Tin tôi đi, bạn sẽ không phải hối hận đâu!
Đăng bởi:
Trần Thị Mỹ Oanh