Đá mặt trăng (Moonstone) – Đặc điểm, vẻ đẹp và xác định giá trị

Theo thần thoại Hindu, đá mặt trăng được tạo thành từ các những trăng bị đông đặc lại. Nhiều nền văn hóa khác cũng liên kết viên ngọc này với ánh trăng và rất dễ hiểu tại sao lại như thế. Cấu trúc bên trong của đá mặt trăng giúp nó phân tán ánh sáng chiếu vào, tạo ra một hiện tượng được gọi là hiệu ứng adularescene. Hiệu ứng quang học này gợi nhớ đến ánh trăng tròn chiếu qua một bức màn mây mỏng.

Truyền thuyết nói rằng đá mặt trăng mang lại may mắn, và rằng người mang nó có thể nhìn thấy tương lai nếu ngậm một viên đá mặt trăng trong miệng khi trăng tròn.

Đặc điểm của Đá mặt trăng Moonstone

TênMoonstoneHệ tinh thểMonclinic
Tên khácĐá mặt trăngPhân táchHoàn hảo
Công thức hóa họcKAlSi3O8Màu sắcKhông màu, màu xanh lục, vàng đến nâu, hoặc xám đến gần như đen
Tên hóa họcPotassium AluminosilicateHiệu ứngAdularescent
Độ cứng Mohs6Độ bền chắcPoor
Tỉ khối2.55–2.63ÁnhÁnh thủy tinh, ánh ngọc trai
Chiết suất1.518–1.526Nguồn gốcSri Lanka, Myanmar, Ấn Độ

Địa chất học

Loại đá mặt trăng phổ biến nhất tên là Aduralia, một loại khoáng vật Fieldspar Orthoclase, tên của nó được đặt tên cho một địa điểm khai thác ban đầu gần Núi Adular ở Thụy Sĩ, nay là thị trấn St. Gotthard. Dung dịch rắn của plagioclase feldspar oligoclase +/− orthoclase potassium fieldspar cũng tạo ra các mẫu vật mặt trăng.

Khai thác

Các mỏ mặt trăng xuất hiện ở Armenia (chủ yếu từ Hồ Sevan), Úc, dãy Alps của Áo, Mexico, Madagascar, Myanmar, Na Uy, Ba Lan, Ấn Độ, Sri Lanka và Hoa Kỳ.


Ánh trăng – Adularescent – Vẻ đẹp huyền diệu của Đá mặt trăng Moonstone

Giống như các phân tử không khí phân tán ánh sáng mặt trời để làm cho bầu trời có màu xanh, một sự sắp xếp bất thường của hai loại fenspat khác nhau bên trong viên đá mặt trăng làm cho ánh sáng chiếu tới viên đá bị tán sắc. Từ đó tạo nên một dải màu mờ ảo: màu trắng hơi xanh như mây. Hiệu ứng ánh trăng đó gọi là adularescent.

Cũng giống như các phân tử không khí tán sắc ánh sáng mặt trời mà tạo nên bầu trời xanh này. Cấu trúc bân trong của đá mặt trăng cũng làm nên đều tương tự.

Sự tán xạ xảy ra khi ánh sáng đi vào viên đá quý theo một hướng nhất định và bị cấu trúc bên trong của viên đá làm lệch hướng theo nhiều hướng khác nhau. Cấu trúc của Moonstone không đều đặn như cấu trúc của labradorite hoặc opal. Loại đá này được tạo thành từ các lớp xen kẽ của hai khoáng vật fieldspar khác nhau, cả khác nhau về độ dày và độ đều đặn. Những biến thể này làm cho các sóng ánh sáng tới viên đá bị phân tán. Cấu trúc bên trong của Moonstone khiến các bước sóng ánh sáng trắng xanh và tím bị tán xạ mạnh hơn các màu đỏ, cam, vàng và xanh lục. Các bước sóng này được truyền qua viên đá, trong khi màu xanh lam và tím phản xạ trở lại người quan sát và hiển thị dưới dạng màu sắc đặc trưng của viên đá quý.


Đánh giá chất lượng và giá trị của Đá mặt trăng Moonstone

Đá mặt trăng có độ trong dao động từ bán trong suốt (semitransparent) đến đục (Opaque). Đá mặt trăng có thể có màu xanh lục, vàng đến nâu, hoặc xám đến gần như đen. Với hiệu ứng adularescent có màu xanh lam, bạc hoặc trắng. Cùng với hiệu ứng quang học adularescent, một số đá mặt trăng có thể có thêm hiệu ứng mắt mèo (chatoyancy). Một số đặc biệt hơn xuất hiện các ngôi sao bốn tia trong một hiệu ứng được gọi là hiệu ứng sao (asterism).

Moonstone được đánh giá giá trị dựa trên ba tiêu chí chính: Màu nền của viên đá, màu của ánh trănghướng chiếu của ánh trăng.

Màu nền

Moonstone cos thể xuất hiện ở nhiều màu khác nhau, trong đó có xanh lục, vàng đến nâu, hoặc xám đến gần như đen. Tuy nhiên, trong suốt bề dày lịch sử của loại đá này, người ta đã đồng thuận về một viên đá moonstone cao cấp sẽ màu nền gần như không màu và không có bất kỳ sắc thái vàng, nâu hoặc xanh lục kém hấp dẫn nào. Viên đá cũng phải có độ trong từ bán trong suốt đến gần như trong suốt và không có tạp chất nhìn thấy được bằng mắt thường.

Ánh trăng

Một viên đá moonstone cao cấp phải có một ánh trăng sống động. Lý tưởng nhất là hiệu ứng ánh trăng có màu xanh lam.

Ánh trăng theo tiêu chẩn cao phải được đặt chính giữa, trên đỉnh của viên cabochon và nó phải dễ dàng nhìn thấy từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu hiệu ứng ánh trăng chỉ hiển thị trong một phạm vi quan sát hạn chế, ví dụ bên rìa viên đá, thì giá trị của nó sẽ giảm xuống.

Độ tinh khiết

Mặc dù độ tinh khiết không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đấn giá trị của moonstone, tuy nhiên một viên đá mặt trăng tốt phải gần như trong suốt và càng không nên có tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắ thường. Bở vì các tạp chất ấy có thể gây nhiễu ánh trăng.