Cách phân biệt nhựa và các loại đá

Bất kì một sản phẩm có vẻ đẹp và có giá trị cao đều là mục tiêu cho việc làm giả. Mặc dù nghe có vẻ như đó là một hành động sai trái, nhưng làm giả một viên đá có thể giúp cho những khách hàng bình dân có thể tiếp cận được vẻ đẹp tuyệt hảo của những viên đá tự nhiên chất lượng hàng đầu, những sản phẩm vốn chỉ dành cho giới thượng lưu. Những viên đá giả có vẻ đẹp, màu sắc nhại lại gần như tương đương với viên đá thật, với giá chỉ bằng 1/10 đến 1/100 giá tiền. Trong những bài viết trong seri “Phân biệt các loại đá” này, chúng ta sẽ tìm cách phân biệt những nguyên liệu thông dụng và không có giá trị: nhựa, thủy tinh,… so với thạch anh và các loại đá thiên nhiên khác

Nhựa và những ưu điểm trong việc làm giả các loại đá

Nhựa là một nguyên liệu tương đối phù hợp để nhại theo các loại đá quý tự nhiên.

  • Nhựa có thể trộn thành nhiều màu, hầu như tất cả các màu có thể xuất hiện trong tự nhiên.
  • Nhựa có thể làm thành trong suốt để làm giả thạch anh. sau đó phủ 1 lớp phản xạ để giả những loại đá có ánh lửa như kim cương
  • Nhựa có thể tạo bên trong những vết nứt giả, những vệt màu và các đường vân y hệ như các loại đá thông dụng như mã não, thạch anh.
  • Nhựa có thể tạo bên trong những vết nứt giả, những vệt màu và các đường vân y hệ như các loại đá thông dụng như mã não, thạch anh
  • Để tạo ra những hiệu ứng, ví dụ như ánh ngọc trai, người ta phủ một lớp phủ đặc biệt lên bề mặt nhữa để tăng độ lấp lánh và ánh hồng

Tuy nhiên tất cả chỉ là những hiệu ứng quang học, nhựa hoàn toàn không có những tính chất vật lý có thể nhại theo các loại đá, vì vậy rất để để phân biệt giữa nhựa và hầu hết, 99% các loại đá mà bạn gặp (ngoại trừ hổ phách)

Cách phân biệt nhựa và thạch anh

Một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với người mới bắt đầu quan tâm đến các loại đá, đó là phân biệt liệu sản phẩm họ cầm trên tay là những viên đá thiên nhiên được khai thác từ dưới lòng đất, hay là những hạt nhựa vô giá trị từ nhà máy.

Cách phân biệt nhựa và các loại đá rất dễ dàng dựa vào tính chất vật lý của chúng, chúng ta hãy xem xét những phương pháp sau:

Cách 1: Phân biệt bằng độ nặng nhẹ (độ chì)

Nhựa thì rất nhẹ, phần lớn các loại nhựa nhẹ hơn nước, nếu để xuống nước chúng có thể nổi. Tuy người ta đã cố gắng làm giả nhựa để cho chúng nặng hơn (có thể chìm trong nước), nhưng một viên nhựa sẽ không bao giờ nặng bằng một viên đá thạch anh cùng kích thước. Nói cách khác, độ chì của thạch anh luôn lớn hơn nhựa.

Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ cầm một viên đá thạch anh, làm sao bạn có thể so sánh độ nặng nhẹ của chúng? Vì thế chúng ta sẽ đến với cách 2:

Cách 2: Phân biệt bằng cách chà xát (phân biệt bằng độ cứng)

Cầm sản phẩm của bạn chà thật mạnh lên một tấm kính, nếu tấm kính không bị gì -> rất có thể đó là nhựa, nếu tấm kính bị trầy -> rất có thể đó là thạch anh. Tại sao? Nhựa là một chất rất mềm, theo nguyên tắc vật lí, chỉ có chất có độ cứng cao hơn có thể làm trầy chất có độ cứng thấp, không bao giờ là ngược lại. Nếu xét về độ cứng mà ta vừa xem thì thạch anh > thủy tinh > nhựa , nên nếu bạn lấy thứ cầm trên tay chà mạnh vào một tấm kính mà tấm kính không hề hấn gì, thì rất nhiều khả năng nó là nhựa, ở chiều ngược lại thì thạch anh có thể làm trầy kính tương đối dễ dàng. Đây là phương pháp tiêu chuẩn để phân biệt nhựa và thạch anh.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng trong việc phân biệt thạch anh với thủy tinh.

Cách 3: Phân biệt bằng nhiệt

Cầm chặt trong lòng bàn tay một viên đá thạch anh, bạn sẽ cảm thấy viên đá mát lạnh, còn nhựa thì không cảm thấy gì cả. Vào một ngày trời lạnh, đeo vòng đá thiên nhiên lên trên tay, sự mất lạnh là rất rõ ràng, đương nhiên đối với nhựa thì không thể như thế.

Đó là vì thạch anh có độ dẫn nhiệt cao, khi cầm vào lòng bàn tay, một lớn nhiệt lượng bị “hút” khỏi bàn tay và truyền qua viên đá, làm cho nó có cảm giác mát lạnh. Trong khi đó cầm một viên nhựa thì bạn sẽ hầu như không cảm thấy gì cả.

Cách 4: Phân biệt bằng cách đốt

Nhựa đốt lên sẽ cháy đen và có mùi khét, thạch anh thì không thể cháy như thế. Tuy nhiên phương pháp này mang tính phá hủy, nên thường không nên sử dụng.

Nếu cẩn thận hơn thì mấy một cây kim, hơ nóng rồi châm vào, nếu viên đá chảy ra và có mùi khét thì đó là nhựa. Đây là phương pháp quan trọng để phân biệt nhựa và hổ phách.

Phân biệt nhựa và loại đá nói chung

Vì hầu hết các loại đá khác nhau có các tính chất vật lý khác nhau nên để phân biệt giữa nhựa và đá sẽ có những nguyên tắc chung như sau

  1. Nhựa và ngọc trai khó có thể phân biệt và chúng có cách để phân biệt riêng.
  2. Nhựa và hổ phách khó có thể phân biệt và chúng có cách phân biệt riêng.
  3. Phần lớn trường hợp, chỉ cần chà mạnh vào thủy tinh, hoặc kim loại, nếu bị trầy thì đó là nhựa.
  4. Phần lớn trường hợp, nếu cầm trong làm bàn tay mà không có cảm giác mát lạnh, đó là nhựa.
  5. Nếu đốt lên bị chảy và có mùi khét, chắc chắn đó là nhựa

Kết luận

Trong phần lớn các trường hợp thường gặp trong đời sống, thì những phương pháp phía trên là đủ để phân biệt nhựa với hầu hết các loại đá thường gặp. Tuy sẽ có trường hợp ngoại lệ nhưng là rất hiếm. Lời khuyên là nếu bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt sản phẩm mình đang cầm trên tay, tốt nhất là đừng bỏ nhiều tiền ra mua nó.

Cách chắn chắn, cụ thể và dễ làm nhất để nhận biết đó là nhựa hay đá hay thạch anh là hãy chà xát mạnh vào một tấm kính hay một vật bén.


Các loại đá thiên nhiên ở Kim Qui Gems

Ở Kim Qui Gems, Quý Khách sẽ không bao giờ lo những vấn đề cơ bãn thật/giả khi mua những viên đà thiên nhiên quý giá này. Thãy tham quan bộ sưu tập của chúng tôi. Hoặc vào cửa hàng